welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Monday, September 11, 2023

ĐỘ MẠNH ĐỘNG ĐẤT THEO THANG MOMENT

 

Mỗi khi động đất xảy ra, truyền thông hay đưa tin động đất bao gồm vị trí tâm chấn và độ mạnh với đơn vị là độ Richter, ví dụ Động đất ở Moroco có độ mạnh 6,8 độ Richter. Thực tế, đây là cách nói của báo chí không có chuyên môn về khoa học. Bởi "độ rích te" là cách nói về độ mạnh của động đất theo cách tính của ông Richter (đề xuất từ 1935). Tuy nhiên, phần nhiều độ mạng động đất ngày nay được tính theo thang độ lớn mô men vì thang Richter đã cũ và không thích hợp để đánh giá các trận động đất có độ mạnh lớn hoặc các trận động đất nằm xa trạm đo số liệu địa chấn.
Trong khi độ mạnh của động đất theo Richter chỉ xét tới biên độ dao động lớn nhất của sóng động đất và khoảng cách tới tâm động đất, độ mạnh mô men xét đầy đủ hơn các thuộc tính vật lý của động đất, trong đó có độ cứng của đá móng dọc đứt gẫy, diện tích và biên độ dịch chuyển của đứt gẫy (các thông số này thu được từ phân tích các sóng động đất thu được khi rung chấn xảy ra.
Mw = 2/3 log10(M0) - 9.1
Trong đó, M0 = độ cứng x diện tích x biên độ dịch chuyển
Cách tính độ mạnh mô men này được Thomas C. Hanks và Hiroo Kanamori đề xuất năm 1979.
Về lý thuyết, cách xác định độ mạnh động đất Moment phức tạp hơn song xét được đầy đủ hơn về bản chất của trận động đất. 
 

No comments:

Post a Comment