welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Tuesday, April 28, 2015

Giải pháp chống rung cho nhà gần đường

Ở một đất nước nọ, nhà mặt đường rất giá trị, ở nhà mặt đường hẳn sướng lắm ???
Không hẳn vậy, ở nhà mặt đường có nỗi khổ của nó, ồn và rung. Nói chung là không hẳn đã sướng.
Bài này Wasabi sẽ viết về biện pháp kỹ thuật chống rung cho nhà mặt đường, còn ồn thì cứ cứ chọn gạch rỗng, cửa sổ Eurowindow, dán cách âm ... mà phang.

Rung thường xảy ra khi với nhà nhỏ (một vài tầng)  khi xe có tải trọng lớn xảy ra. Bọn xe kiểu này lại hay chạy ban đêm, thế mới đểu. Nằm trong nhà nhiều khi thấy như gặp động đất, không quen thì cũng kinh phết.

Trước tiên phải nói nguyên nhân của chấn động. Đó là do xe cô gây ra, tất nhiên, nhưng chủ yếu là do xe cộ gặp bề mặt đường không bằng phẳng như ổ voi, ổ gà, nắp hố ga... sẽ gây ra tải trọng động lên mặt đường. Tại những chỗ này sóng ứng suất sẽ truyền đi trong nền đất tới móng nhà, và thế là nhà bị rung. Như vậy, để giảm thiểu chấn động tới nhà, trước tiên là quan tâm tới bề mặt đường trước nhà thế nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chấn động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, kết cấu đường, tải trọng xe, tốc độ xe, đặc điểm đất nền, nước dưới đất và cả đặc điểm móng nhà. Thông thường, đất nền là sét thì nhà càng chịu nhiều chấn động. Ở đây Wasabi chỉ bàn tới làm thế nào để giảm bớt ảnh hưởng rung tới nhà, thế thôi.
- Chịu khó duy tu bảo trì đường, dễ mà khó, đặc biệt khi đường là của dân, do bộ trưởng # quản lý.
- Làm nhà lùi xa đường (biện pháp này là ngớ ngẩn khi đặt vào topic này :D nhưng cứ kê ra cho có)
- Làm hào hay mương nước giữa nhà và đường: về mặt lý thuyết thì tốt nhưng trong trường hợp này thì ngớ ngẩn. Trừ phi tận dụng cái này làm cống rãnh thoát nước.
- Làm tường chắn trong đất: bằng cách đào hào đổ bê tông hoặc đất đầm chặt, cũng có thể làm bằng hàng cọc hay khoan phụt trộn xi măng tạo ra tường chắn trong đất. Điều kiện cốt lõi là các vật liệu chắn này phải có độ cứng, độ chặt khác hẳn với đất nền.
Wasabi đã đọc qua một số nghiên cứu cho thấy, với tường chắn trong đất làm bằng vật liệu mềm thì bề dầy rất quan trọng, còn đối với tường chắn bằng vật liệu cứng như bê tông thì không cần quan tâm nhiều tới bề dày. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy, tường chắn cứng có hiệu quả rõ rệt hơn là tường chắn bằng vật liệu mềm. Đặc biệt, lại có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình dạng của cái tường ngăn chấn này không quan trọng, mà quan trọng là tiết diện ngang của cái tường chắn đó. Nghĩa là bề dày hay chiều sâu bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là đảm bảo tiết diện ngang cần thiết cho chắn sóng chấn động. Việc xác định các kích thước của tường chắn này được tính qua chiều dài bước sóng chấn động  và cả độ cứng của vật liệu làm vật chắn. Cụ thể thế nào Wasabi không biết đâu.

3 comments:

  1. Tác giả cho e hỏi nhà e xây được 5 năm r ạ, nhưng do trong quá trình thi công học đóng cọc tre k nhiều nên giờ nhà e bị rung lắm ạ, xe cách nhà 500m mà đã cảm nhận thấy rung rồi. Nhà e 3 tầng, xung quanh toàn nhà 1 tầng. E mong tác giả cho e phản hồi sớm nhất

    ReplyDelete
    Replies
    1. cụ thể bạn muốn phản hồi cái gì???

      như bạn tả thì chắc nhà bạn ở vùng đất bùn yếu??? và tôi đoán chắc xung quanh cũng ít nhà. Việc bạn cắm ít hay nhiều cọc tre không quan trọng lắm tới hiện rung. Do cả nền đất nó thế rồi nên dù nêm nhiều cọc tre thì nhà vẫn bị rung thôi.

      Các giải pháp chống rung thì như tôi đã nêu ở trên: làm ao, mương quanh nhà, có thể làm hào đổ cát, đặt bao cát, đổ bê tông hoặc vật liệu khác với hẳn với đất nền. Làm hàng cọc, có thể là cọc đất trộn vôi hay xi măng... Tuy nhiên các biện pháp này sẽ khá tốn kém, và nó chỉ giảm thiểu đến mức độ nào đó mà thôi. Yêu cầu tường/hào có thể phải rất sâu (càng sâu càng tốt). Ít nhất phải sâu hơn móng nhà hiện tại. Tuy nhiên; trong phạm vi hiểu biết của tôi thì rất khó để có thể tính toán cụ thể.
      Lưu ý nếu là nền đất yếu thì cẩn thận khi đào hào sát móng nhé, sẽ nguy hiểm cho móng nhà đấy.
      Một cách nữa là sống chung với rung và cầu trời cho hàng xóm xung quanh họ xây nhà dùng móng cọc, khi đó họ sẽ cản rung giúp mình.

      Delete
    2. lưu ý thêm, nếu đường cách rất xa nhà bạn thì tốt nhất sử dụng phương án cuối

      Delete