welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Friday, September 1, 2023

Nứt tự nhiên và nứt vỡ do khoan

Khi đo xác định RQD, để xác định chính xác chỉ số RQD của đá, cần phân biệt giữa các khe nứt tự nhiên và các khe nứt do quá trình khoan, vận chuyển tạo ra. Bởi RQD chỉ xét các khe nứt tự nhiên, nếu chất lượng công tác khoan kém, mẫu vỡ mà nếu xét cả các nứt vỡ do khoan sẽ dẫn tới giá trị RQD nhỏ hơn thực tế. Sau đây là một số dấu hiện phân biệt giữa 2 loại khe nứt.

Nứt tự nhiên

Có dấu vết xi măng ở mặt nứt nẻ, là các khoáng chất được kết tủa từ chất lỏng di chuyển qua vết nứt.

Các dải biến dạng có vật liệu bị nghiền nát hoặc sét

Có dấu hiệu dịch chuyển tương đối ở 2 bên nứt nẻ, ví dụ như vết nứt cắt qua vết nứt khác và có lệch (offset) của khe nứt cũ ở 2 bên mặt nứt nẻ đang xét.

Mặt khe nứt trơn bóng hoặc có có vết xước do dịch chuyển trượt dọc mặt nứt nẻ.

Các vết nứt được giới hạn ở các lớp/lớp hoặc một số thạch học nhất định, tức là địa tầng cơ học.

Là mặt phân cách trong đá mà trong đó có các khoáng vật kết tủa do nhiệt dịch

Mặt phẳng nứt cắt qua hết lõi khoan

Vết nứt có cấu tạo đường khâu (Stylolite) trong đá có chứa vật chất kết tủa.

Vết nứt mà 2 đầu của vết nứt đều nằm trong lõi khoan.

Nứt vỡ do chấn động (do khoan, do vận chuyển) 

Mặt nứt không theo quy tắc hoặc có dạng vỡ vỏ sò

Vết nứt dọc tâm lõi khoan

Vết nứt dạng cánh hoa

 Các vết nứt song song với mặt lớp – thường gặp với đá phiến sét, bị nứt ngay cả khi vận chuyển mẫu

Các vết nứt xoắn ốc do gãy lõi trong quá trình lấy lõi.

Các vết nứt của đá phiến và đá phiến sét hình thành khi lõi đá bị khô, co ngót.

Các nứt nẻ làm lõi khoan vỡ vụn

 

No comments:

Post a Comment