welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Tuesday, August 27, 2013

Mohr-Coulomb model

Mohr-Coulomb model


MC là mô hình đàn hồi thuần dẻo hay đàn dẻo lý tưởng. Chuẩn phá hoại tương tự với chuẩn của Tresca (1).  Ứng xử của vật liệu trong điều kiện ứng suất chia làm 2 giai đoạn: đàn hồi và dẻo. Trước khi bị phá hoại (vật liệu chuyển sang chảy dẻo), vật liệu được coi là ứng xử dạng đàn hồi. Sau khi ứng suất đạt tới mức phá hoại, ứng xử của đất được coi như ứng xử của vật liệu dẻo lý tưởng, biến dạng tiếp tục tăng khi ứng suất không tăng. Quan hệ ứng suất biến dạng chia làm 2 đoạn, đoạn đầu là quan hệ tuyến tính – đặc trưng cho giai đoạn
đàn hồi, biến dạng quan hệ tuyến tính với ứng suất. Ở giai đoạn này, độ cứng được đặc trưng bởi độ dốc đường quan hệ ứng suất với biến dạng. Đoạn 2, xuất phát từ khi hết giới hạn đàn hồi, quan hệ ứng suất biến dạng được biểu diễn bằng đường nằm ngang - đặc trưng cho giai đoạn dẻo lý tưởng. Theo mô hình này, nếu dỡ tải, đất sẽ trở về giai đoạn đàn hồi, độ cứng của đất khi này sẽ trở về như ở giai đoạn đầu. 

Các thông số của mô hình MC:
- thông số đàn hồi: E, ν
- thông số cường độ: ϕ', c', ψ

Ưu điểm: 
- đơn giản trong tính toán;
- thông số đầu vào ít và dễ xác định từ thí nghiệm;
- đã xét tới góc nở (dilantancy);
- phù hợp với việc áp dụng thực tế, đặc biệt thích hợp cho cá tính toán sơ bộ.

Nhược điểm: 
- không mô tả được sự phụ thuộc của độ cứng vào điều kiện ứng suất;
- không xét tính dị hướng của vật liệu;
- góc nở tăng liên tục

(1) http://en.wikipedia.org/wiki/Yield_surface

No comments:

Post a Comment