Nguồn: Viện cơ học
Dưới
tác dụng của tải, các vật liệu ở một mức độ nào đó sẽ
thực hiện sự chảy từ từ. Hiện tượng
này gọi là từ biến (từ chữ Creep - từ biến).
tính từ biến của kim loại
Ðuờng cong từ biến.
Ðường
cong của các thí nghiệm kéo với tải và nhiệt độ không đổi
được vẽ
trên hình 1. Trục hoành biểu diễn thời gian t, trục tung
biểu diễn độ kéo dài tương
đối e = D l/l0
ở đây D l là độ kéo dài tuyệt
đối, còn l0 là độ dài ban đầu. Khi đặt tải, thanh
nhận biến dạng tức thời e 0
(đoạn OA). Biến dạng tức thời có thể là đàn hồi hay
đàn dẻo.Đoạn AB
đặc trưng
cho sự giảm vận tốc từ biến và gọi là giai đoạn thứ nhất
(hay chuyển tiếp) của từ biến; độ dài của đoạn này tương
đối ngắn. Vận tốc biến dạng thực tế là hằng số trên
đoạn BC;
phần này gọi là giai đoạn thứ hai của từ biến (hay là giai
đoạn chảy á nhớt). Thí nghiệm sẽ kết thúc hoặc bằng sự bẻ
"gẫy" tại điềm C, hoặc bằng sự phá hoại "nhớt"
kéo theo sự hình thành chỗ thắt. Trong trường
hợp sau có phần từ biến nhanh dần CD. Nếu ứng suất lớn,
giai đoạn thứ hai có thể xảy ra trong thời gian ngắn.
Ðường
cong chùng. Nếu độ dài thanh bị
kéo luôn luôn là hằng số (e = const) thì
ứng suất trong thanh sẽ giảm theo thời gian và xảy ra sự chùng
ứng suất. Hiện tượng
này được
giải thích bằng sự tăng biến dạng từ hiến trong thanh, do đó
phần biến dạng đàn hồi giảm đi. Sự chùng được
đặc trưng
bằng sự giảm đột ngột của ứng suất ở đầu quá trình (hình
2).
Hình 1: Ðường
cong từ biến.
|
Hình 2: Ðường
cong chùng ứng suất
|
Sự chùng làm cản trở sự làm việc của các
liên kết bu lông, liên kết nén, các lò xo v.v... Mặc khác do
sự chùng mà các ứng suất nhiệt và các ứng suất ban đầu tại
các phần tử của cấu trúc giảm một cách đột ngột. Hiện tượng
chùng được
nghiên cứu trực tiếp nhờ các máy thí nghiệm làm chùng.
Từ biến
nguợc. Nếu tại một thời điểm
nào đó ta cất tải thì độ dài của thanh sau khi cất tải sẽ
giảm dần. Hiện tượng
này gọi là sự phục hồi hay là từ biến ngược.
Chỉ có một phần biến dạng thuộc giai đoạn thứ nhất của từ
biến được
phục hồi. Sự phục hồi có trong các kim loại đa tinh thể và
có liên quan đến tính không thuần nhất của sự đặt tải của
các tinh thể trong các đơn tinh thể sự phục hồi rất ít. Thường
thì có thể bỏ qua hiệu ứng từ biến ngược
khi ứng suất biến đổi chậm. Hiệu ứng này có thể rất lớn khi
ứng suất thay đổi tuần hoàn.
Từ biến khi
đặt tải lại. Sau khi cất tải
vật liệu có từ biến ngược.
Khi đặt tải trở lại nhỏ hơn mức trước,
vận tốc từ biến từ đầu đã lớn hơn vận tốc từ biến trước
khi cất tải, nhưng
sau đó nhanh chóng trở về giá trị trước
(hình 3).
Hình 3 : Từ biền khi chịu
tải lặp lại
|
Hình 4
: Các đường
cong từ biến của tbép cóthành phần 0,31/C ; 0,540//Mn ; 0,11/Si ;
2,05/Ni ; 0,83/Cr ; 0,45//Mo ở nhiệt (lộ 450oC.
|
Do đó, sự biến dạng lại một thời
điểm nào đó phụ thuộc rất ít vào sự gián đoạn. Mặc dù vậy trong
thực tế vẫn xảy ra trường
hợp độ biến dạng tổng cộng, khi từ biến có gián đoạn, lớn
hơn so với tử biến không có gián đoạn.
Sự phụ thuộc vào ứng suất. Ðể
giải
thích sự phụ thuộc của vận tốc vào ứng suất ta làm các thí
nghiệm với các cách đặt tải khác nhau. Trên hình 4 chỉ ra
các kết quả thí nghiệm trong một thời gian dài với thép có
ít hợp kim ở nhiệt độ 450 0C.
Các đường
cong của các thí nghiệm trong thời gian ngắn nói chung có dạng
tương tự
mặc dù vận tốc từ biến thường
tiếp tục giảm. Trong trường
hợp này nên xác định vận tốc trung bình của từ biến trong
khoảng đã chọn.
Các kết quả thí nghiệm về từ biến rất
rải rác, vì vậy cần phải làm đồng đều cảc kết qủa từ biến
này, thường
đạt được
điều đó bằng cách lập các điểm thí nghiệm trong lưới
lôgarit.
Theo các thí
nghiệm, vận tốc từ biến ở giai
đoạn thứ hai x II là hàm
đơn điệu, tăng nhanh của ứng suất s 1.
Các điểm thi nghiệm trong lưới
lôgarit thường
tập trung ở gần một đường
thẳng nào đó, điều này xác nhận có sự phụ thuộc lũy thừa
x II = B1
s 1m
|
(l)
|
Ở đây
hệ số từ biến B1
và số mũ từ biến m là các
hằng số đặc trưng
cho vật liệu đã cho ở nhiệt độ đã cho. Thông thường
số mũ từ biến lớn hơn đơn vị và đôi khi đến 10 - 12 và
hơn nữa.
Với các ứng suất rất nhỏ vận tốc biến dạng
tỷ lệ với ứng suất, điều này không phù hợp với định luật
(1). Sự thiếu hụt này của sự phụ thuộc lũy thừa không cho
biến vì miền ứng suất rất bé ảnh hưởng
rất ít đến tính từ biến của toàn chi tiết.
|
Hình
5. Ảnh
hưởng của
nhiệt độ
|
Về tính đồng dạng của các
đuờng cong từ biến. Các đường
cong từ biến (xem hình 4) thường
có thể xem nhiệt độ như
đồng dạng với nhau khi đó với sự phụ thuộc lũy thừa, chúng
có thể được
biều diễn dưới
dạng
e 1c
= W 1(t)s
1m
|
(2)
|
Hàm W 1(t) tỷ
lệ với đường
cong nào đó trong các đường
cong từ biến. Với giá trị. thời gian không lớn hàm lũy thừa
là một xấp xỉ tốt
W 1(t) = Ata (0 < a <1)
Khi không có sự
đồng dạng của các đường
cong từ biến
e 1c = F(s 1,t)
ảnh hưởng
của nhiệt độ. Khi ứng suất cố định,
vận tốc nhỏ nhất của từ biến tăng theo nhiệt độ với quy
luật hàm mũ:
(3)
|
Ở đây
C,N là các hằng số, T
là nhiệt độ tuyệt đối.
Các đường
cong từ biến ở các nhiệt độ khác nhau và với cùng ứng
suất được
vẽ trên hình 5.
hệ số B1
và số mũ m, nói chung, phụ thuộc vào nhiệt độ. Thường
trong khoảng nhiệt độ cho trước,
số mũ m thực tế có thể coi là không đổi, nhiệt độ
chỉ làm thay đổi hệ số B1. Trong trường
hợp này có sự phụ thuộc đơn giản vào nhiệt độ.
Từ biến trong các trạng thái úng suất phức
tạp thuờng được
nghiên cứu ở các thì nghiệm lừ biến của các ống thành mỏng.
Ta đưa ra
các kết luận cơ bản từ các thí nghiệm này.
Nếu với nhiệt độ cho trước
kim loại đủ ổn định, tức là trong nó không có sự biến đổi
pha, thì áp lực thủy tĩnh không ảnh hưởng
đến từ biến, sự thay đổi thể tích là biến dạng đàn hồi.
Trong các điều kiện đặt tải đơn giản,
các phương
trình của ten xơ ứng suất và vận tốc biến dạng trùng nhau.
Các kết quả thí nghiệm cho thấy sự xấp xỉ đồng dạng của
các ten xơ ứng suất và vận tốc biến dạng. Có sự phụ thuộc
giữa các cường
độ ứng suất tiếp t i và các
vận tốc biển dạng trượt
h i đặc trưng
cho vật liệu đã cho với nhiệt độ cho trước.
Khi đặt tải phức tạp tính từ biến liên hệ
với sự tăng tính dị hướng
của biến dạng và do đó nó phụ thuộc vào các đặt tải. Với
sự đặt tải phức lạp biến đổi đột ngột những sự phụ thuộc
đơn giản nêu ra ở trên không còn đúng nữa
No comments:
Post a Comment