Khi giải quyết một bài toán địa kỹ thuật, nên lựa chọn phương pháp số phù hợp để có thể đạt được mục đích của bài toán.
1. Lựa chọn phương pháp số cho bài toán địa kỹ thuật:
Về các phương pháp số, có thể chia thành hai nhóm phương pháp cơ bản: Nhóm các phương pháp liên tục và nhóm các phương pháp không liên tục. Cụ thể hơn có thể đọc bài Wasabi đã viết ở đây. Wasabi không đủ trình để viết chi tiết về từng phương pháp. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào bài toán cần mô phỏng mà lựa chọn cho phù hợp. Việc lựa chọn trước tiên xét vào đối tượng nghiên cứu là gì và xét đối tượng nghiên cứu là rời rạc hay liên tục.
Với đối tượng nghiên cứu là đất, đối đa số các bài toán địa kỹ thuật đất được coi như môi trường liên tục. Ví dụ như: bài toán ổn định mái dốc, bài toán lún của nền đất, ổn định hố đào, áp lực đất lên tường chắn...Khi đó nhóm phương pháp số liên tục là lựa chọn phù hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cần xét vật liệu là môi trường rời để nghiên cứu sâu hơn từ góc độ vi mô (xét từ cơ học của hạt đất) thì chúng tai phải dùng phương pháp không liên tục. Ví dụ khi xét ứng xử của đất rời có xét đến ảnh hưởng của đặc điểm hạt đất tới ứng xử của khối vật liệu, chúng ta buộc phải dùng phương pháp không liên tục.
Với vật liệu đá: Khi xét cả khối đá ở phạm vi mà được coi là đồng nhất, ví dụ như khối đá liền khối hoặc khối đá nứt nẻ mạnh, thì dùng phương pháp liên lục. Ngược lại, khi khối đá xem xét bị phân cắt bởi các khe nứt, và ổn định của khối đá phụ thuộc đặc điểm kác khe nứt này thì lúc đó nên dùng phương pháp không liên tục.
2. Lựa chọn phần mềm cho bài toán:
Việc lựa chọn phần mềm có lẽ không quan trọng, vì về cơ bản các phần mềm đều có thế mạnh riêng. Để lựa chọn phần mềm thích hợp thì tốt nhất theo kinh nghiệm và thói quen người sử dụng, một số tính năng vượt trội của phần mềm và mức độ phổ biến của phần mềm. Wasabi lưu ý thêm về tính hợp pháp khi sử dụng phần mềm. Ở cái xứ mà 90% phần mềm là bẻ khóa thì lưu ý này của Wasabi có thể coi là hấp hơi. Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó, ví như bạn làm nghiên cứu để đăng bài quốc tế, hay làm tính toán cho dự án quan trọng, thì lưu ý này không thừa.
Một số phần mềm trên thị trường VN có thể kể đến :
Phương pháp liên tục: PLAXIS (2D&3D), PHASE, DIANA, FLAC (2D&3D)
Phương pháp rời rạc: UDEC & 3DEC.
Cứ kể lể thế chứ Wasabi biết, đa số các bạn nói đến phương pháp số mới chỉ nghĩ tới FEM, và đang dùng PLAXIS bản ăn cắp, hehe.
No comments:
Post a Comment