Chôm lại từ : http://lavender.edu.vn/100-dieu-hoc-duoc-tu-nhiep-anh/
Bản tiếng Anh gốc ở đây digital-photography-school.com
Martin Gommel là một nhiếp ảnh gia
của trang Flickr nổi tiếng (http://www.flickr.com/photos/kwerfeldein/).
Martin cũng có một blog mang tên KWERFELDEIN (viết bằng tiếng Đức). Sau
đây là 100 bài học mà Martin Gommel đã đúc rút cho người chơi ảnh.
1. Đừng bao giờ chụp ảnh với ý định trở thành một ngôi sao nhạc rock.
2. Hãy thưởng thức những thứ bạn chụp.
3. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chụp, sẽ quá muộn khi đang loay hoay chỉnh máy để chụp cảnh bình minh mới nhận ra rằng sắp hết pin.
4. Luôn mang quần áo ấm khi đi chụp.
5. Hãy chú ý tới những suy nghĩ và cảm nhận của mình trong khi chụp.
6. Đặt các mục tiêu bạn có thể vươn tới.
7. Viết tips về nhiếp ảnh, vì viết cũng là học.
8. Không bao giờ đi chụp mà không đem theo tripod.
9. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ.
10. Xây dựng quan hệ với những tay chơi ảnh sành điệu.
11. Quan sát nơi bạn chụp bằng trái tim trước đã, rồi mới giơ máy lên ngắm.
12. Luôn luôn điềm tĩnh.
13. Biết rằng bạn có khuynh hướng đánh giá quá cao bản thân.
14. Góc chụp là một sát thủ thực sự!
15. Hãy cống hiến cho nhiếp ảnh, nhưng đừng nghiêm khắc với bản thân quá.
16. Tham gia một cộng đồng nhiếp ảnh.
17. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ.
18. Đừng bao giờ so bì với người khác.
19. Tìm kiếm phong cách nhiếp ảnh của chính mình.
20. Cố gắng chọn bố cục tốt hơn và bấm máy ít hơn.
21. Tìm người nhận xét những bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận sự phê phán.
22. Làm khác đi để khơi dậy sự sáng tạo.
23. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
24. Phê bình trung thực nhưng phải tôn trọng người khác.
25. Nhận phản hồi từ vợ hay bạn gái của bạn.
26. Đừng cố gắng bắt chước phong cách của người khác.
27. Hãy can đảm!
28. Chú ý đến tỷ lệ vàng.
29. 10mm rocks!
30. Tự chụp chân dung chính mình.
31. Đọc các cuốn sách về nhiếp ảnh.
32. Tăng vẻ đẹp cho một bức tranh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (Có thể là chính bạn)
33. Chẳng có tình huống chụp nào giống với bạn mong đợi.
34. Để ý đến các yếu tố đường cong chữ S và đường thẳng.
35. Luôn luôn chụp ở định dạng RAW.
36. Giữ cảm biến của máy luôn sạch sẽ để khỏi phải mất công tẩy các vết bẩn khi hậu kỳ.
37. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp.
38. Tốn rất nhiều thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi.
39. Thiết bị tốt nhất là chính những thiết bị bạn đang có.
40. Không thể chụp được tất cả mọi thứ.
41. Hãy phá những quy tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh[IMG] 42. Chú ý tới những hiệu ứng khác nhau của ánh sáng chiếu vào những phần khác nhau của quang cảnh muốn chụp.
43. Ánh mắt luôn tìm đến những điểm tương phản.
44. Những đám mây làm tăng thêm bầu không khí cho phong cảnh.
45. Lập một blog ảnh.
46. Đón nhận lời khen và đừng bao giờ quên nói cảm ơn.
47. “Ảnh đẹp” không phải là một lời nhận xét có giá trị cho lắm.
48. “Thật đáng ngạc nhiên” cũng vậy. Hãy cố gắng mô tả cụ thể những điểm bạn thích/ không thích về một tấm ảnh.
49. Bạn không phải là cái máy ảnh của bạn.
50. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội trao đổi thêm với người chụp bức ảnh.
51. Xem lại những tấm ảnh mình đã chụp, thời gian chụp của bạn càng dài – càng có nhiều viên ngọc quý ẩn trong đó.
52. Luôn xác định điểm nhấn của bức ảnh là gì.
53. Không có một tấm ảnh nào giá trị hơn là một tấm ảnh tồi.
54. Mọi người đều khởi đầu bằng những điều tầm thường.
55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh rất quan trọng.
56. Nhận xét hài hước nhưng chín chắn.
57. Nói về kinh nghiệm chụp của bản thân bạn.
58. Giới hạn các tấm ảnh trong các chủ đề.
59. Tham gia các cuộc thi ảnh.
60. Xử lý hậu kỳ để tạo kết quả tốt nhất cho tấm ảnh.
61. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt.
62. Hạn chế sử dụng kỹ thuật photomatix, ảnh HDR luôn cho cảm giác giả tạo.
63. Luôn nhớ những gì đem bạn đến với nhiếp ảnh.
64. Đừng bao giờ chụp những người không muốn bị chụp.
65. Đừng quên quay đầu lại, đôi khi cảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn.
66. Người ở sau cái máy ảnh mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải là cái quyết định.
67. Đừng sợ những sai lầm, phạm càng nhiều lỗi bạn càng học được nhiều.
68. Nếu trong đầu bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn còn ngần ngại thì cứ thử xem sao, hãy luôn bấm máy khi nghi ngờ.
69. Hãy học để hiểu đồ thị histogram khi chụp, nó chứa những thông tin cực kỳ quan trọng về tấm ảnh của bạn.
70. Hiểu rõ máy ảnh của bạn để khỏi phải tốn thời gian tìm kiếm các nút bấm trong đêm.
71. Chụp càng thường xuyên càng tốt.
72. Tự tin vào bản thân.
73. Đừng sợ bẩn.
74. Chú ý tới chất lượng của bức ảnh bạn chụp.
75. Những bức ảnh bạn chụp phản ánh tâm hồn của chính bạn.
76. Kiểm tra mức ISO, thật tồi tệ nếu để sai chế độ.
77. Tỏ lòng biết ơn những góp ý dài và có suy nghĩ về ảnh của bạn.
78. Đừng tin vào màn hình LCD, thông thường nó luôn sáng và nét hơn tấm ảnh thật.
79. Chuẩn bị đủ phần cứng để chứa ảnh, vì nó rẻ và bạn luôn luôn cần nó để lưu ảnh.
80. Học cách thưởng thức vẻ đẹp xung quanh kể cả khi bạn không đem theo máy ảnh.
81. Luôn có mặt tại địa điểm chụp trước nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hoặc lặn, lên bố cục vội vã là một điều tệ hại.
82. Luôn luôn nỗ lực hơn, chụp thêm vài kiểu kể cả khi bạn nghĩ như thế là đủ rồi.
83. Chú ý tới bầu trờ và đợi đến khi nó hợp với cảnh bạn định chụp.
84. Quay lại chụp những địa điểm cũ càng nhiều càng tốt, ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho những bức ảnh khác nhau.
85. In những tấm hình bạn chụp ở khổ lớn, bạn sẽ thích nó!
86. Căn chỉnh màn hình của bạn. Một màn hình không chính xác giống như một kẻ bất tín, kết quả luôn luôn tệ hại.
87. Đừng lo lắng về những điều người khác có thể sẽ nói, nếu bạn thích bức ảnh của bạn, cứ việc đem đăng nó!
88. Đừng chỉ trích bản thân, hãy học hỏi từ những sai lầm của mình và luôn nhìn về phía trước.
89. Từ bỏ sự lười nhác! Sự sáng tạo chỉ đến từ rèn luyện.
90. Luôn hỏi bản thân rằng mình muốn thể hiện gì ở tấm ảnh của mình.
91. “Think outside the box!” Hãy sưu tầm những ý tưởng của bạn và tự hỏi bản thân: Sao lại không nhỉ?
92. Tầm sư học đạo.
93. Nhiếp ảnh không bao giờ là lãng phí thời gian.
94. Mỗi cộng đồng đều có nhược điểm của nó. Không nên tỏ ra quá khích.
95. Bao giờ cũng có những kẻ không thích việc bạn đang làm.
96. Henri Cartier-Bresson đã rất đúng khi nói rằng: “10.000 bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tệ nhất của bạn”
97. Máy ảnh xịn hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn.
98. Bao giờ cũng nên nghĩ tới khi in ảnh trong lúc bạn chỉnh sửa ảnh.
99. Nhiếp ảnh rất công bằng: bạn nổi tiếng thì đó là do bức ảnh của bạn đẹp. Trừ khi bạn đánh cắp ảnh, không còn cách gian lận nào khác đưa bạn lên tầm cao hơn.
100. Viết ra danh sách 100 điều như vậy.
2. Hãy thưởng thức những thứ bạn chụp.
3. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chụp, sẽ quá muộn khi đang loay hoay chỉnh máy để chụp cảnh bình minh mới nhận ra rằng sắp hết pin.
4. Luôn mang quần áo ấm khi đi chụp.
5. Hãy chú ý tới những suy nghĩ và cảm nhận của mình trong khi chụp.
6. Đặt các mục tiêu bạn có thể vươn tới.
7. Viết tips về nhiếp ảnh, vì viết cũng là học.
8. Không bao giờ đi chụp mà không đem theo tripod.
9. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ.
10. Xây dựng quan hệ với những tay chơi ảnh sành điệu.
11. Quan sát nơi bạn chụp bằng trái tim trước đã, rồi mới giơ máy lên ngắm.
12. Luôn luôn điềm tĩnh.
13. Biết rằng bạn có khuynh hướng đánh giá quá cao bản thân.
14. Góc chụp là một sát thủ thực sự!
15. Hãy cống hiến cho nhiếp ảnh, nhưng đừng nghiêm khắc với bản thân quá.
16. Tham gia một cộng đồng nhiếp ảnh.
17. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ.
18. Đừng bao giờ so bì với người khác.
19. Tìm kiếm phong cách nhiếp ảnh của chính mình.
20. Cố gắng chọn bố cục tốt hơn và bấm máy ít hơn.
21. Tìm người nhận xét những bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận sự phê phán.
22. Làm khác đi để khơi dậy sự sáng tạo.
23. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
24. Phê bình trung thực nhưng phải tôn trọng người khác.
25. Nhận phản hồi từ vợ hay bạn gái của bạn.
26. Đừng cố gắng bắt chước phong cách của người khác.
27. Hãy can đảm!
28. Chú ý đến tỷ lệ vàng.
29. 10mm rocks!
30. Tự chụp chân dung chính mình.
31. Đọc các cuốn sách về nhiếp ảnh.
32. Tăng vẻ đẹp cho một bức tranh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (Có thể là chính bạn)
33. Chẳng có tình huống chụp nào giống với bạn mong đợi.
34. Để ý đến các yếu tố đường cong chữ S và đường thẳng.
35. Luôn luôn chụp ở định dạng RAW.
36. Giữ cảm biến của máy luôn sạch sẽ để khỏi phải mất công tẩy các vết bẩn khi hậu kỳ.
37. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp.
38. Tốn rất nhiều thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi.
39. Thiết bị tốt nhất là chính những thiết bị bạn đang có.
40. Không thể chụp được tất cả mọi thứ.
41. Hãy phá những quy tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh[IMG] 42. Chú ý tới những hiệu ứng khác nhau của ánh sáng chiếu vào những phần khác nhau của quang cảnh muốn chụp.
43. Ánh mắt luôn tìm đến những điểm tương phản.
44. Những đám mây làm tăng thêm bầu không khí cho phong cảnh.
45. Lập một blog ảnh.
46. Đón nhận lời khen và đừng bao giờ quên nói cảm ơn.
47. “Ảnh đẹp” không phải là một lời nhận xét có giá trị cho lắm.
48. “Thật đáng ngạc nhiên” cũng vậy. Hãy cố gắng mô tả cụ thể những điểm bạn thích/ không thích về một tấm ảnh.
49. Bạn không phải là cái máy ảnh của bạn.
50. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội trao đổi thêm với người chụp bức ảnh.
51. Xem lại những tấm ảnh mình đã chụp, thời gian chụp của bạn càng dài – càng có nhiều viên ngọc quý ẩn trong đó.
52. Luôn xác định điểm nhấn của bức ảnh là gì.
53. Không có một tấm ảnh nào giá trị hơn là một tấm ảnh tồi.
54. Mọi người đều khởi đầu bằng những điều tầm thường.
55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh rất quan trọng.
56. Nhận xét hài hước nhưng chín chắn.
57. Nói về kinh nghiệm chụp của bản thân bạn.
58. Giới hạn các tấm ảnh trong các chủ đề.
59. Tham gia các cuộc thi ảnh.
60. Xử lý hậu kỳ để tạo kết quả tốt nhất cho tấm ảnh.
61. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt.
62. Hạn chế sử dụng kỹ thuật photomatix, ảnh HDR luôn cho cảm giác giả tạo.
63. Luôn nhớ những gì đem bạn đến với nhiếp ảnh.
64. Đừng bao giờ chụp những người không muốn bị chụp.
65. Đừng quên quay đầu lại, đôi khi cảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn.
66. Người ở sau cái máy ảnh mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải là cái quyết định.
67. Đừng sợ những sai lầm, phạm càng nhiều lỗi bạn càng học được nhiều.
68. Nếu trong đầu bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn còn ngần ngại thì cứ thử xem sao, hãy luôn bấm máy khi nghi ngờ.
69. Hãy học để hiểu đồ thị histogram khi chụp, nó chứa những thông tin cực kỳ quan trọng về tấm ảnh của bạn.
70. Hiểu rõ máy ảnh của bạn để khỏi phải tốn thời gian tìm kiếm các nút bấm trong đêm.
71. Chụp càng thường xuyên càng tốt.
72. Tự tin vào bản thân.
73. Đừng sợ bẩn.
74. Chú ý tới chất lượng của bức ảnh bạn chụp.
75. Những bức ảnh bạn chụp phản ánh tâm hồn của chính bạn.
76. Kiểm tra mức ISO, thật tồi tệ nếu để sai chế độ.
77. Tỏ lòng biết ơn những góp ý dài và có suy nghĩ về ảnh của bạn.
78. Đừng tin vào màn hình LCD, thông thường nó luôn sáng và nét hơn tấm ảnh thật.
79. Chuẩn bị đủ phần cứng để chứa ảnh, vì nó rẻ và bạn luôn luôn cần nó để lưu ảnh.
80. Học cách thưởng thức vẻ đẹp xung quanh kể cả khi bạn không đem theo máy ảnh.
81. Luôn có mặt tại địa điểm chụp trước nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hoặc lặn, lên bố cục vội vã là một điều tệ hại.
82. Luôn luôn nỗ lực hơn, chụp thêm vài kiểu kể cả khi bạn nghĩ như thế là đủ rồi.
83. Chú ý tới bầu trờ và đợi đến khi nó hợp với cảnh bạn định chụp.
84. Quay lại chụp những địa điểm cũ càng nhiều càng tốt, ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho những bức ảnh khác nhau.
85. In những tấm hình bạn chụp ở khổ lớn, bạn sẽ thích nó!
86. Căn chỉnh màn hình của bạn. Một màn hình không chính xác giống như một kẻ bất tín, kết quả luôn luôn tệ hại.
87. Đừng lo lắng về những điều người khác có thể sẽ nói, nếu bạn thích bức ảnh của bạn, cứ việc đem đăng nó!
88. Đừng chỉ trích bản thân, hãy học hỏi từ những sai lầm của mình và luôn nhìn về phía trước.
89. Từ bỏ sự lười nhác! Sự sáng tạo chỉ đến từ rèn luyện.
90. Luôn hỏi bản thân rằng mình muốn thể hiện gì ở tấm ảnh của mình.
91. “Think outside the box!” Hãy sưu tầm những ý tưởng của bạn và tự hỏi bản thân: Sao lại không nhỉ?
92. Tầm sư học đạo.
93. Nhiếp ảnh không bao giờ là lãng phí thời gian.
94. Mỗi cộng đồng đều có nhược điểm của nó. Không nên tỏ ra quá khích.
95. Bao giờ cũng có những kẻ không thích việc bạn đang làm.
96. Henri Cartier-Bresson đã rất đúng khi nói rằng: “10.000 bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tệ nhất của bạn”
97. Máy ảnh xịn hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn.
98. Bao giờ cũng nên nghĩ tới khi in ảnh trong lúc bạn chỉnh sửa ảnh.
99. Nhiếp ảnh rất công bằng: bạn nổi tiếng thì đó là do bức ảnh của bạn đẹp. Trừ khi bạn đánh cắp ảnh, không còn cách gian lận nào khác đưa bạn lên tầm cao hơn.
100. Viết ra danh sách 100 điều như vậy.
No comments:
Post a Comment