CHLB Đức từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay tồn tại một hệ thống nhà trường phổ thông phân hóa thành 3 nhánh cơ bản ở cấp trung học cơ sở (không kể loại hình trường đặc biệt), đó là: trườngHauptschule, trường Realschule và trường Gymnasium với ba loại bằng tốt nghiệp khác nhau. Ngoài ra ở nhiều bang còn có thêm các loại hình trường Gesamtschule, là trường tích hợp của các loại trường nêu trên. Tính liên thông giữa các loại hình trường được đảm bảo về cơ bản khi thoả mãn các điều kiện được quy định. Các trường đào tạo nghề tồn tại trong bậc trung học (Sekundarstufe II) bên cạnh trường Gymnasium (gymnasiale Oberstufe). Hệ thống giáo dục phổ thông truyền thống của Đức kéo dài 13 năm học đối với những học sinh theo nhánh Gynasium và kết thúc bởi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Bằng tốt nghiệp phổ thông (Abitur) là điều kiện để dăng ký vào đại học. Trong xu hướng cải cách hiện nay, đa số các bang rút ngắn tổng thời gian học phổ thông còn 12 năm học đối với những học sinh học theo nhánh Gymnasium.
Nhà trẻ (Kindergarten): Trẻ
em từ 3 tuổi đến lúc tới trường có thể đi nhà trẻ cả ngày hay một phần
của ngày. Việc đi nhà trẻ là tự nguyện. Ở một số bang còn có những cơ sở
quá độ sang tiểu học như các lớp vỡ lòng (Vorklasse).
Trường tiểu học (Grundschule): Trường
tiểu học gồm 4 lớp đầu tiên, ở bang Berlin và Brandenburg trường tiểu
học có 6 lớp. Tất cả trẻ em đi học trường tiểu học. Nói chung giáo dục
tiểu học bao gồm các môn Tiếng Đức, Toán, Môn học sự vật
(Sachunterricht), Nghệ thuật, Âm nhạc và Thể thao. Giờ học ngoại ngữ
được thực hiện ở tất cả các bang ở bậc tiểu học. Kết thúc bậc tiểu học
thì học sinh sẽ nhận dược văn bản khuyến nghị của trường về hướng học
lên theo các loại hình trường phổ thông ở bậc tiếp theo dựa trên thành
tích học tập ở trường tiểu học.
Bậc định hướng (Orientierungsstufe):
bao gồm hai bậc lớp 5 và 6, hoặc là được xếp vào các trường cấp cao hơn
(cấp định hướng phụ thuộc vào loại trường) hay tách khỏi chúng (cấp
định hướng độc lập với loại trường). Nó phục vụ việc hỗ trợ và định
hướng cho học sinh cho quá trình học tiếp.
Trường Hauptschule:
là loại hình trường bắt buộc cho tất cả các học sinh sau tiểu học không
đủ điều kiện học một loại trường cấp cao hơn nào khác. Trường này kết
thúc với lớp 9, ở một số bang với lớp 10, truyền đạt kiến thức giáo dục
phổ thông như là nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp thực tiễn.
Trường Realschule:dành
cho học sinh có khả năng cao hơn so với so với trường Hauptschule, với
các lớp từ 5 (hoặc 7) đến 10. Với bằng tốt nghiệp Realschule, nói chung
học sinh có được nền tảng cho việc học nghề ở tất cả các nghề và học
sinh cũng có quyền đi học trường phổ thông trung học chuyên ngành
(Fachoberschule), Gymnasium chuyên ngành (Fachgymnasium) hay chuyển tiếp
sang trường Gymnasium nếu đủ điều kiện.
Trường Gymnasium:
dành cho các học sinh có thành tích học tập tốt, hiện nay nói chung bao
gồm các lớp từ lớp 5 đến lớp 12 hoặc từ lớp 7 đến lớp 12. Mỗi trường
Gymnasium có thể có các trọng tâm đặc thù khác nhau như khoa học tự
nhiện, khoa học xã hội, ngôn ngữ hay âm nhạc, thể thao. Văn bằng tốt
nghiệp trường Gymnasium (Abitur) được xem là chứng nhận đủ năng lực học
tại các trường đại học (Allgemeine Hochschulreife).
Trường Gesamtschule:Trong
loại hình trường này kết hợp các loại hình trường khác nhau như đã nêu
trên với hình thức tổ chức và nội dung khác nhau. Có sự phân biệt các
trường Gesamtschule tích hợp (giờ học chung cho tất cả học sinh) và các
trường Gesamtschule phối hợp (những loại trường trung học khác nhau
trong cùng một cơ sở nhà trường).
Trường Gymnasium chuyên ngành (Fachgymnasium): Là
loại hình trường Gymnasium gắn với ngành nghề trên cơ sở bằng tốt
nghiệp Realschule hay một bằng tốt nghiệp tương đương. Sau 3 năm (lớp 11
đến 13) học sinh có được văn bằng chứng nhận đủ khả năng học tại tất cả
các trường đại học. Cuối lớp 12 học sinh cũng có thể nhận được chứng
nhận được quyền vào học các trường đại học chuyên nghành phù hợp
(Fachhochschulreife).
Trường đặc biệt (Sonderschule): ở
các trường đặc biệt có các chương trình sư phạm và biện pháp hỗ trợ đặc
biệt có tính đến đòi hỏi đặc thù của thanh thiếu niên khuyết tật. Các
trường này được định hướng theo từng loại khuyết tật khác nhau và có
những lớp học từ cấp tiểu học đến THPT (có trường có ký túc xá). Các cơ
sở tương ứng cũng có trong phạm vi các trường Realschule, Gymnasium hay
trường dạy nghề.
Trường buổi tối (Abendschule) và trường bổ túc (Kollegs): Là
các cơ sở tại đó, người lớn bằng "con đường đào tạo thứ hai" có thể
nhận được bằng tốt nghiệp Hauptschule, Realschule hay bằng chứng nhận
phổ thông đủ trình độ học đại học. Trong các trường buổi tối, giờ học
diễn ra vào buổi tối, các học viên trong những năm đầu vẫn đi làm. Ở các
trường bổ túc (Kollegs) người ta học để lấy bằng đủ tiêu chuẩn vào đại
học, đó là các trường học toàn bộ thời gian, học viên không đi làm.
Hệ thống đào tạo nghề kép (Duales System der Berufsausbildung):
Hệ thống này được gọi là hệ thống kép (song hành), vì việc đào tạo được
tiến hành tại hai địa điểm học: tại xí nghiệp và tại trường dạy nghề.
Nó là bộ phận hạt nhân của giáo dục nghề nghiệp ở Đức; hơn 60% học sinh
tốt nghiệp một khóa đào tạo nghề trong hệ thống này. Việc đào tạo trong
từng nghề được thực hiện trên cơ sở những quy định về đào tạo (quy chế
đào tạo của Liên bang). Hiện có gần 350 nghề đào tạo được công nhận, kèm
theo đó là các quy chế đào tạo.
Trường trung học nghề (Berufoberschule):
cho đến nay chỉ tồn tại ở một số bang và cung cấp những người tốt
nghiệp có bằng tốt nghiệp trường trung học và đào tạo nghề khép kín hay 5
năm hoạt động nghề nghiệp khả năng lấy được chứng nhận đủ trình độ vào
trường đại học chuyên ngành (Fachhochschulreife). Với việc chứng minh
các kiến thức trong một ngoại ngữ thứ hai có thể lấy chứng nhận đủ trình
độ vào đại học chung (Allgemeine Hochschulreife).
Trường trung học chuyên nghiệp (Fachoberschule): Được
xây dựng trên cơ sở bằng tốt nghiệp trường Realschule hay một bằng
tương đương được công nhận. Việc học toàn bộ thời gian kéo dài ít nhất 1
năm. Hình thức học bán thời gian có thể kéo dài đến 3 năm. Bằng tốt
nghiệp được coi là hợp lệ để vào học các trường đại học chuyên ngành
(Fachhochschule)
Trường chuyên nghiệp nghề (Berufsfachschule):
Trường chuyên nghiệp nghề là các trường học toàn thời gian, ít nhất
phải học hết thời gian một năm. Nói chung, người ta có thể tự nguyện học
sau khi đáp ứng được nghĩa vụ học phổ thông để chuẩn bị cho nghề hoặc
để đào tạo nghề toàn phần mà không được đào tạo nghề trước đó. Nó kết
thúc bằng một kỳ thi tốt nghiệp; bằng tốt nghiệp này tương ứng với bằng
tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, tương đương bằng tốt nghiệp
Realschule. Học sinh tốt nghiệp có thể đạt được bằng tốt nghiệp trong
một nghề đào tạo song hành được công nhận.
Trường chuyên nghiệp (Fachschule):
Trường chuyên nghiệp được học sinh tự nguyện lựa chọn sau kết thúc một
khóa đào tạo nghề và trải qua kinh nghiệm thực tế, một phần cả sau nhiều
năm kinh nghiệm thực tế do cần chứng minh năng khiếu chuyên môn đặc
thù. Chúng cung cấp sự đào tạo chuyên môn rộng trong nghề (ví dụ như
trường thợ cả, trường kỹ thuật viên). Thời gian học từ nửa năm đến 3
năm, nếu học toàn bộ thời gian.
Đại học tổng hợp, Đại học tổng hợp kỹ thuật, Đại học kỹ thuật (Universität, Technische Universität, Technische Hochschule): Đây
là các loại hình trường ĐH truyền thống ở Đức. Tại đây một danh mục
rộng rãi các ngành học được cung cấp. Chúng gắn kết các nhiệm vụ giảng
dạy và nghiên cứu. Các trường này có quyền đào tạo tiến sĩ.
Các
trường Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc, Thần học và Sư phạm
(Kunsthochschule, Musikhochschule, Theologische Hochschule, Pädagogische
Hochschule): Tại những trường ĐH Nghệ thuật và Âm nhạc, sinh viên
được đào tạo về nghệ thuật và biểu diễn cũng như các môn về âm nhạc. Tại
các trường ĐH thần học, người ta đào tạo các nhà thần học. Tại các
trường ĐH Sư phạm (hiện nay chỉ còn ở một số bang) các giáo viên tiểu
học, giáo viên trường Hauptschule và Realschule, đôi khi cả giáo viên
cho các trường đặc biệt được đào tạo.Nhìn chung giáo viên chủ yếu được
đào tạo trong các trường đai học tổng hợp.
Đại học chuyên ngành (Fachhochschule):
Đại học chuyên ngành và Đại học chuyên ngành quản lý có nhiệm vụ thông
qua việc đào tạo gắn kết mạnh với ứng dụng để chuẩn bị cho các hoạt động
nghề nghiệp đòi hỏi sự vận dụng các kiến thức và phương pháp khoa học.
Giáo dục thường xuyên (Weiterbildung): là
sự đào tạo tiếp tục hay bồi dưỡng (cả học không chính quy) sau khi kết
thúc một giai đoạn đào tạo có thời gian kéo dài khác nhau. Ở đây người
ta phân biệt ra hai lĩnh vực chủ yếu: đào tạo tiếp phổ thông và đào tạo
tiếp nghề nghiệp. Đối với cả hai lĩnh vực đào tạo tiếp có các chương
trình của các trường ĐH và các cơ sở đảm trách tự do về đào tạo tiếp
cũng như chương trình học từ xa. Lĩnh vực đào tạo tiếp được đặc trưng
qua sự tự nguyện tham gia, tính đa dạng của chương trình học và của cơ
sở đào tạo.
Trên
đây là cấu trúc chung đã giản lược của hệ thống giáo dục Cộng hòa Liên
bang Đức. Cấu trúc riêng của hệ thống giáo dục của từng Bang có sự khác
nhau về chi tết cũng như về tên gọi các loại hình trường học. Ví dụ ở
Berlin có các trường Oberschule là một dạng của trường Geamtschule.
No comments:
Post a Comment