Về việc nối ranh giới các lớp trên mặt cắt ĐCCT
(Copied từ một diễn đàn chuyên môn địa kỹ thuật là chính và quảng cáo là chủ yếu ;))Cần rõ khi vẽ mặt cắt là vẽ theo quan điểm thành hệ (theo nguồn gốc) và hay theo quan điểm phân chia đơn nguyên (tính chất ĐCCT)? hay kết hợp cả hai quan quan điểm?
Theo từng cách đều có nguyên tắc của nó, ví dụ đối với mặt cắt là đất đá trầm tích, các lớp sẽ tuân theo quy luật trầm tích, có 2 nguyên tắc chính là: 1. tính liên tục theo phương nằm ngang ("lateral continuity") và nguyên tắc các lớp nằm ngang khi hình thành ("Principle of original horizontality"), ngoài ra còn phải tuân thủ quy luật về thứ tự trầm đọng (law of superposition). Người lập cần nắm hoặc phân tích được cả lịch sử hình thành... VD ở vùng Hà nội, người vẽ cần nắm được tại sao có sự lồi lõm của bề mặt tầng Vĩnh Phúc. Cùng số liệu hố khoan, mỗi kỹ sư sẽ ra mặt cắt khác nhau trừ khi tất cả kỹ sư đều dùng 1 phần mềm để chế độ nối mặc định của phần mềm lậ. Và sẽ không bao giờ có mặt cắt chính xác với thực tế, chỉ có thể sát với thực tế mà thôi. Hình dưới đây là ví dụ từ 1 số liệu khoan có thể ra các mặt cắt khác nhau. Tất cả đều đúng trong tầm tư duy của người vẽ


No comments:
Post a Comment