Trong khai thác mỏ, việc xác định chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đá thải rất quan trọng cho việc thiết kế bãi thải. Vật liệu đá thải có thể coi là một loại vật liệu đặc biệt bởi việc xác định các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu chủ yếu dựa trên ... kinh nghiệm.
Thông thường, vật liệu đá thải có kích thước hạt phân phố trong khoảng khá rộng.
Thành phần hạt thô càng nhiều thì góc ma sát tăng lên. Thông thường vật liệu cát hạt trung có góc ma sát từ 32 đến 38 độ, khi lẫn dăm cuội thì góc ma sát có thể đạt 34 đến 48 độ, vật liệu đá rời có góc ma sát từ 40 đến 50 độ. Ảnh hưởng của cỡ hạt tới sức kháng cắt của vật liệu đá thải là rất rõ và được nhiều nghiên cứu kiểm chứng. Sự gia tăng góc ma sát theo kích thước hạt chủ yếu do sự hóc giữa các hạt (interlocking) và sự tăng góc nở (dilation).
Nhìn chung, cường độ kháng cắt của vật liệu đá đổ có được từ ma sát giữa các hạt vật liệu. Thường góc ma sát của vật liệu đá đổ sẽ bằng góc nghỉ tự nhiên của bãi đá thải.
Đá thải có thể có lực dính, do có thể lẫn thành phần sét hoặc do xi măng hóa của vật liệu mịn đem lại hoặc thậm chí là lực dính ảo (apparent cohesion) do sự hút dính giữa các hạt và sự sắp xếp các hạt vật liệu đem lại. Tuy nhiên lực dính này không đáng kể.
No comments:
Post a Comment