Người
Đức có thói quen đạp xe để rèn luyện sức khỏe, ngắm cảnh,
hòa nhập với môi trường và để ...vui vẻ. Thói quen mà một bộ
phận không nhỏ quân ta sẽ gọi là ... thừa cơm.
Với khoảng 200 tuyến dài dành riêng cho xe đạp, tổng cộng khoảng 70 000km chiều dài mạng lưới đường xe đạp phủ trên toàn quốc (gúc đấy, biết quái đâu), đường xe đạp có thể song song với đường ô tô, dọc các
bờ sông, quanh các hồ nước, xuyên các cánh rừng hay ngang các cánh đồng hoặc làng mạc... thực sự đây là chốn lý tưởng để tiêu hao cơm thừa.
Người Đức thường đi đạp xe vào cuối tuần, đặc biệt vào những ngày trời nắng đẹp. Họ thường đi theo đoàn, có cùng bạn bè, cùng gia đình, cùng người yêu ( bọn này không quen vào nhà nghỉ đạp chiếu giống quân ta). Tất nhiên, thỉnh thoảng cũng có đồng chí đạp xe một mình mà không bị dở hơi tí nào.
Họ thường đi tuyến dài khoảng chục đến vài chục ki lô mếch bất kể người già hay trẻ con. Những cô bé, cậu bé có thể đạp cùng bố mẹ, ông bà hàng chục km là chuyện bình thường (vụ này chứng kiến, không cần gúc và cũng không bốc phét). Du lịch bằng xe đạp cũng rất phổ biến, các tour xe đạp có thể kéo dài nhiều ngày, đi từ vùng này sang vùng khác, khá tốn cơm.
Nếu bạn gặp một ai đó đạp xe trên đường, như 2 bố con trong ảnh này chẳng hạn, thì chưa chắc là họ ở gần đây. Có thể họ đến từ một nơi rất xa. Vào mùa hè, người Đức buộc xe đạp lên ô tô, phóng tới địa điểm nào đó xa lạ rồi hạ xe đạp xuống và bắt đầu cuộc hành trình. Người Việt có ô tô thường không làm vậy, họ thường đi ô tô tới một nơi xa xôi nào đó, nơi có thể bụp hải sản hoặc chén thịt được gọi là thú rừng.
Xe đạp do đó cũng là phương tiện khá phổ biến với các gia đình Đức, như xe máy của quân ta vậy.
Với khoảng 200 tuyến dài dành riêng cho xe đạp, tổng cộng khoảng 70 000km chiều dài mạng lưới đường xe đạp phủ trên toàn quốc (gúc đấy, biết quái đâu), đường xe đạp có thể song song với đường ô tô, dọc các
bờ sông, quanh các hồ nước, xuyên các cánh rừng hay ngang các cánh đồng hoặc làng mạc... thực sự đây là chốn lý tưởng để tiêu hao cơm thừa.
Người Đức thường đi đạp xe vào cuối tuần, đặc biệt vào những ngày trời nắng đẹp. Họ thường đi theo đoàn, có cùng bạn bè, cùng gia đình, cùng người yêu ( bọn này không quen vào nhà nghỉ đạp chiếu giống quân ta). Tất nhiên, thỉnh thoảng cũng có đồng chí đạp xe một mình mà không bị dở hơi tí nào.
Họ thường đi tuyến dài khoảng chục đến vài chục ki lô mếch bất kể người già hay trẻ con. Những cô bé, cậu bé có thể đạp cùng bố mẹ, ông bà hàng chục km là chuyện bình thường (vụ này chứng kiến, không cần gúc và cũng không bốc phét). Du lịch bằng xe đạp cũng rất phổ biến, các tour xe đạp có thể kéo dài nhiều ngày, đi từ vùng này sang vùng khác, khá tốn cơm.
Nếu bạn gặp một ai đó đạp xe trên đường, như 2 bố con trong ảnh này chẳng hạn, thì chưa chắc là họ ở gần đây. Có thể họ đến từ một nơi rất xa. Vào mùa hè, người Đức buộc xe đạp lên ô tô, phóng tới địa điểm nào đó xa lạ rồi hạ xe đạp xuống và bắt đầu cuộc hành trình. Người Việt có ô tô thường không làm vậy, họ thường đi ô tô tới một nơi xa xôi nào đó, nơi có thể bụp hải sản hoặc chén thịt được gọi là thú rừng.
Xe đạp do đó cũng là phương tiện khá phổ biến với các gia đình Đức, như xe máy của quân ta vậy.
No comments:
Post a Comment