Tự nhiên ngồi nghĩ
đến nghề, vui buồn lẫn lộn. Nhiều người than nghề rẻ rúng, giá trị thật
giả lẫn lộn. Có người than nghề vất vả, khi xong việc thì xã hội không
nhớ đến là ai. Đúng thật. Lại có người phản biện lại, vậy có nghề nào
xong việc mà xã hội nhớ đến không??? Càng đúng.
Nghề
Địa chất công trình, cái nghề chuyên khảo sát địa chất phục vụ xây dựng
công trình (các kiểu), rất dễ mà rất khó, rất khó mà rất dễ, cả về kỹ
thuật và ''làm ăn''. Người làm nghề này rất đa dạng, lắm kiểu, có thể
phân chia đại loại như sau:
Các kiểu hành nghề địa chất công trình.
Kiểu 1: Các ''thầy''
Đối tượng này bao gồm các bậc chuyên gia, có trình độ, thâm niên về lý
thuyết và kinh nghiệm. Họ chủ yếu làm và từng làm ở các viện NC, các
trường đại học và các công ty khảo sát lớn. Tuy nhiên, không phải cứ làm
ở những chốn kể trên thì được xếp vào kiểu ''thầy''. Hội này khá uyên
bác, làm
với giá thường cao hơn, tiền nong thường chặt chẽ nhưng khá sòng phẳng.
Một số có thể còn sở hữu thiết bị khảo sát, thí nghiệm xong không thể
đủ, họ có thể phải đi thuê lại chỗ khác làm nhưng họ khá thận trọng
trong công việc. Tóm lại có tiền thuê hội này thì khá yên tâm tuy rằng
có thể hơi đắt. Có thằng nào nhận thuộc diện này mà nhận làm với giá rẻ
thì thằng đó chắc chắn nó ko phải là ''thầy''.
Kiểu 2: Lính khảo sát chuyên nghiệp.
Đội này tưởng nhiều nhưng lại hơi bị hiếm bởi thằng nào cũng tự nhận
thuộc đội này cả, kể cả các ''thầy''. Đội này thường có công ty khảo sát
của riêng mình hoặc làm ở các công ty khảo sát, có trình độ và kinh
nghiệm, hơn các ''thầy'' ở cách làm bài bản. Các công ty của bọn này
hùng mạnh về cả thiết bị và con người. Bọn này làm sẽ ngon nghẻ nhất,
nhưng giá cũng không rẻ. Nói vậy không có nghĩa là cứ tìm đến các công
ty tiếng tăm là gặp bọn này, bởi bọn râu ria trong công ty đều nhận làm
địa chất và có thể ''đá'' ra làm riêng như các kiểu khác.
Kiểu 3: Lính khảo sát chuyên ... khoan.
Bọn này có thể có rất nhiều máy khoan nhưng trình độ chỉ hạn chế ở mức
độ mô tả trạng thái đất hoặc ''dự đoán'' số búa SPT, sức chịu tải quy
ước, mô đun tổng biến dạng... mặc dù có thể chẳng biết tính các chỉ tiêu
đó thế nào hoặc các chỉ tiêu đó dùng để làm gì. Bọn này thường hay tỏ
ra có nhiều kinh nghiệm bằng cách khoe các công trình mà chúng đã ...
khoan. Bọn này thường nhận làm với giá rẻ, gửi dấu vào một đơn vị nào
đó, chất lượng báo cáo chỉ phù hợp cho công trình nhà dân hoặc trường
học miền núi.
Kiểu 4: Lính mới tò te.
Bọn này hầu hết là mới ra trường thậm chí có thằng chả học hành gì liên
quan tới ĐCCT, thấy mảng khảo sát kiếm được thì hùn tiền mua máy khoan
và ... chỉ khoan. Bọn này có đặc điểm rất máu chiến, nhận làm công trình
kể cả giá thấp nhất. Công trình phức tạp như thủy điện, nhà máy nguyên
tử.... đều nhận hết. Bọn này ưu điểm là có lòng ''dũng cảm'' và giá rẻ
vô đối, chất lượng khảo sát gần bằng bọn chuyên khoan nhưng có khi chỉ
làm một lần, chỉ cần nhận tiền xong là bye bye forever.
Kiểu 5: Nghề khảo sát tay trái.
Bọn này thường là kỹ sư xây dựng, giao thông hoặc thủy lợi.... không
chuyên và ít hiểu biết về ĐCCT, nhưng lại có khả năng buôn việc bằng
quan hệ và nước bọt, kể cả việc thiết kế. Bọn này chỉ coi mảng khảo sát
là chỗ tăng gia. Thường nhận việc rồi thuê khoan rồi viết báo cáo theo
mẫu, nếu không viết được thì đi thuê nốt. Hội này chất lượng cũng thấp
nhưng nếu nó biết thuê lại chỗ biết làm thì ok.
tạm thời có phân chia như thế, còn làm thế nào để nhận biết một thằng khảo sát thuộc kiểu nào thì không hề đơn giản, hihi(bài này
được viết từ kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và quan sát, hóng hớt từ
thiên hạ, wasabi đã pót trên ketcau.com)
No comments:
Post a Comment