welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Thursday, June 18, 2015

tên đá có cần thiết cho thiết kế?

Có bạn hỏi gọi tên đá để làm gì? có cần thiết phải gọi đúng tên đá trong báo cáo địa chất? 
Lại có bạn hỏi: khi thiết kế theo RMR, hay khi xác định giá trị GSI theo mô tả thì không cần tên đá.

Wasabi xin trả nhời: 

Tên đá để làm gì?
bình thường nếu có ĐẦY ĐỦ các thông tin cơ - lý -hóa của đá thì tên đá không quan trọng . Nhưng không phải trong báo cáo khảo sát địa chất lúc nào cũng đủ các thông tin đó để đánh giá ổn định nền và công trình. Tên đá góp phần cung cấp thêm thông tin cho những người thiết kế có cái nhìn tổng quát và kỹ lưỡng hơn, chứ không phải chỉ nhập liệu và tính toán một cách ....vô cảm. 

Ví dụ, cái tên đá phiến mica cho ta biết đá có tính dị hướng, dị hướng từ thành phần dẫn đến dị hướng về độ bền. Nếu cứ cứ lấy mẫu nén vuông góc măt phiến thì độ bền cao vòi vọi, thực tế thì nó lại rất dễ phá hủy theo mặt phiến hay theo các mạch mica trong đá phiến, nhiều khi còn tách ra được bằng tay. Thực tế trong tính toán cơ đá, khi xét sự phá hoại của khối đá, thường theo chuẩn phá hoại của Hoek - Brown, thì tên đá gián tiếp được dùng để xác định các thông số GSI, mi, ... 

Ngoài ra, một số loại đá có tính chất đặc biệt như hòa tan, chứa axit... mà bảng chỉ tiêu cơ học các bạn thiết kế nhận được không có. Các bạn sẽ không lường được các vấn đề có thể xẩy ra khi xây công trình trên đá, trong đá, hay lân cận đá. Lúc đó tên đá là cần thiết. 

Wasabi cứ nói lý thuyết vậy, xem các bạn thiết kế có cần tên đá không??? 
Hỏi đã là trả lời. Hehe.

Về RMR và mô tả xác định GSI:

đúng là bản thân GSI hay RMR không nhắc tới tên đá, nhưng anh kỹ sư chấm điểm đã mục sở thị đặc điểm cấu trúc đá để đánh giá rồi, anh ấy thừa biết nó là đá gì và phải định giá thế nào - trường hợp này coi là thông tin đã đầy đủ cho việc xác định 2 giá trị trên. 
Tuy nhiên, cứ hồn nhiên phang theo RMR hay GSI thì cũng là là một kiểu làm ... vô cảm hehe. RMR ko phải là tất cả khi xét ổn định công trình. Nó chỉ là kinh nghiệm cho thiết kế hầm hay mái dốc .... đảm bảo ổn định về mặt CƠ HỌC thôi. Ví dụ như đào hầm trong đá muối chẳng hạn, nếu chấm điểm RMR có thể rất cao, thậm chí lúc đào xong đếch cần chống đỡ gì luôn. Nhưng lâu dài, về mặt cơ học thì bản thân đá muối ứng xử (creeping) khác với đá thông thường. Ngoài ra còn khả năng hòa tan với nước, ăn mòn vật liệu neo chống... Vậy có thể xét đá đặc biệt này giống như đào trong đá thông thường hay không??? Hỏi đã là trả lời . 

Ngoài ra, việc xác định tên đá đúng thì mới thể hiện đẳng cấp ông địa chất, luôn có đơn giá cho cả việc xác định này. Tiền ở đấy chứ đâu. Cũng là miếng để đớp đấy chứ hehehe.



No comments:

Post a Comment