welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Thursday, May 8, 2014

Các khái niệm về chủ quyền biển đảo

CÁC THUẬT NGỮ liên quan tới chủ quyền BIỂN ĐẢO
trích lược và copy từ Facebook Truyền Thông Trăng Đen

 


>>> Khi bạn làm chủ một “mỏm đất”, bạn có chủ quyền với “mỏm đất” này. Nếu “mỏm đất” này là đất liền, chúng ta có chủ quyền với vùng đất liền. Nếu “mỏm đất” này là đảo, chúng ta có chủ quyền với đảo. Bất kể đó là đảo nổi (luôn luôn có phần nổi trên mặt nước kể cả khi thuỷ triều dâng lên cao nhất), đảo chìm, đảo nửa nổi nửa chìm hay bãi đá - bãi cạn.

>>> Vì một vùng đất thì rất méo mó, lô nhô chứ không phải hình tròn, hình vuông, tam giác hay tóm lại không phải được vạch ra bởi các đường thẳng, nên để xác định chủ quyền, người ta phải vẽ ra một đường biên gồm nhiều đường thẳng liền nhau bao vùng đất này lại. Các đường này gọi là đường cơ sở.

>>> Với các quốc gia ven biển như Việt Nam, khi vẽ đường cơ sở để bao vùng đất ven biển lại thì sẽ xuất hiện những vùng tiếp giáp nằm trong đường biên đất liền uốn éo với đường cơ sở thẳng thắn ở phía ngoài. Vùng “chêm vào” này được gọi là vùng nội thuỷ. Chúng ta có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng nội thuỷ.

>>> Chủ quyền tức là thể hiện vai trò sở hữu. Quyền chủ quyền là thực thi các quyền với khu vực thuộc sở hữu của mình, không cho thằng khác tự nhiên tới chiếm. Quyền tài phán là quyền làm trọng tài phán quyết, hiểu nôm na là quyền được làm ông nội thằng khác khi nó hiện diện trong vùng đó. Thí dụ ở quốc gia mày, thuỷ thủ được cởi truồng, nhưng qua tới khu vực mà tao có quyền tài phán thì tao phán quyết thuỷ thủ nhà mày không được cởi truồng, mày phải kêu chúng nó mặc quần áo vào.

>>> Sau khi được bao bọc lại bởi các đường cơ sở thẳng để xác lập vùng nội thuỷ, chúng ta “nới rộng” ra 12 hải lý để xác định vùng lãnh hải. Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”. Tức là nếu Trung Quốc, Nga, Nhật, Mĩ… họ đưa tàu của họ lượn qua lượn lại CHỈ để “thăm quan” thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác chẳng hạn.

>>> Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc như đánh bắt tôm cua cá mực, hút dầu hút cát, lắp đặt máy phát điện bằng sức gió, sức biển… Chúng ta đồng thời có quyền tài phán để cho hay không cho thằng khác làm những việc này. Trung Quốc không được đánh bắt tôm cua cá mực, không được hút dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc (và tất cả các quốc gia khác) được quyền tự do cho tàu chạy tới chạy lui (tự do hàng hải), cho máy bay lượn qua lượn lại (tự do hàng không) và Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp (thí dụ để kéo Inernet từ đất liền xuyên qua đại dương chẳng hạn).

No comments:

Post a Comment