welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Friday, April 4, 2014

Tính dị hướng thấm trong đất sét

Tính dị hướng thấm của sét thường được đặc trưng bởi tỷ số rk =kh/kv, trong đó kh và kv lần lượt là hệ số thấm của đất theo phương ngang và phương đứng.

Nguyên nhân của tính dị hướng này là do cấu trúc bên trong đất sét, với mắt thường khó mà nhìn thấy được. Sét là vật liệu không lí tưởng, thường được xếp vào dạng không đồng nhất về mặt cấu trúc.Bình thường sét nhìn ngoài rất là đều, nghĩa là nó như một vật liệu đồng nhất và đẳng hướng, nhưng nếu soi lên thì cấu trúc nó không hoàn toàn đều nhau. Các hạt khoáng vật sét thường có dạng tấm và sắp xếp chồng lên nhau theo quá trình trầm đọng (đối với sét trầm tích) tạo ra cấu trúc phân tầng trong đất sét. Cấu trúc sắp sếp này thế nào có thể xem hình chụp micro của một mẫu sét. (Hình 1).

Hình 1 Ảnh chụp cấu trúc săp sếp các hạt khoáng vật sét. Nguồn internet - ở đâu không nhớ ;)

Cấu trúc sắp xếp kiểu này rất điển hình cho đa số đất sét chúng ta thường gặp.

Với những đất sét mới hình thành, nguồn gốc bồi tích sông, hồ hay sét phong hóa thì nó không rõ rệt vậy, mức độ dị hướng tính thấm không rõ rệt. Thấm ngang sẽ gần với thấm đứng hơn, thậm chí sẽ có trường hợp ngược lại, đó là thấm đứng lớn hơn thấm ngang, thế mới tài.

Bởi vậy, khi tính toán thiết kế - cụ thể là khi thiết kế xử lý nền bằng vật liệu tiêu nước thẳng đứng, chúng ta cần chọn tỷ số rk thế nào cho đúng và hợp lý, tuyệt đối không thể khẳng định rk bằng ngần nào theo kinh nghiệm nào đó. Mỗi đất hình thành ở điều kiện khác nhau, ở các vùng khác nhau thì rk sẽ không giống nhau.

Trong tiêu chuẩn 22TCN 262-2000 cũng khuyến nghị lấy rk=2 đến 5, giá trị này cũng được rất nhiều người yêu thích sử dụng :D, đơn giản đó chỉ là kinh nghiệm đúc kết lại và được khuyến nghị kèm theo chỉ áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, giá trị khuyến nghị rk theo tiêu chuẩn 22TCN 262-200 có lẽ là dành riêng cho trường hợp xử lý bằng bấc thấm.

Muốn biết rk thực của đất đất sét chính xác thì chỉ có thí nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp thực tế tính toán xử lý nền đất yếu bằng phương pháp tiêu nước thẳng đứng (giếng cát hay bấc thấm), không hẳn tỷ số rk thí nghiệm được sẽ phù hợp với tính toán. Tại sao vậy? Bởi khi xử lý bằng vật tiêu nước thẳng đứng, cái rk đó xác định được bằng thí nghiệm sẽ không phản ánh được rk của nền đất hiện trường sau xử lý, bởi hiệu ứng sức cản giếng và hiệu ứng xáo động. Do đó, để lựa chọn rk phù hợp cho tính toán bấc thấm hay giếng cát, cần có quan trắc hiện trường và phân tích ngược để hiệu chỉnh thông số này.

No comments:

Post a Comment