welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Saturday, April 2, 2016

Chỉ số khối đá mái dốc SMR

Từ hệ phân loại khối đá theo RMR, Romana đã phát triển hệ phân loại RMR để phục vụ cho đánh giá ổn định mái dốc đá, SMR, được gọi là đánh giá khối đá mái dốc (slope mass rating).
Cốt lõi của hệ phân loại này là có xét thêm yếu tố về mối quan hệ giữa khe nứt và mái dốc cùng với yếu tố xét ảnh hưởng của phương pháp đào.


SMR = RMR + (F1 x F2 x F3) + F4
trong đó:

F1 phụ thuộc vào mức độ song song giữa đường phương các khe nứt và đường phương của bề mặt mái dốc.
F1 = (1-sinA)^2
A là góc giữa đường phương của mái dốc và đường phương của khe nứt, A = aj-as, aj là góc phương vị của khe nứt, as là góc phương vị của mái dốc.
Phương của khe nứt và mái dốc càng song song thì càng bất thuận lợi, giá trị F1 càng  lớn. F1=  1.00 tới 0.15.


F2  là hệ số liên quan tới góc dốc của khe nứt .
 F2 = (tan ßj)^2
ßj= góc dốc của khe nứt
Góc này càng lớn (khe nứt càng dốc) thì càng bất thuận lợi và giá trị F2 càng lớn.  F2= 1.00 to 0.15



Đối với trường hợp đá đổ, F2 = 1.0

F3 là hệ số liên quan tới quan hệ giữa góc dốc của mái dốc so với góc dốc của các khe nứt. càng bất thuận lợi thì F3 càng nhỏ. F3 = 0 tới -60.

tùy vào xét khả năng mất ổn định do đá đổ hay trượt mà xét:
với trượt phẳng, xét (ß j - ß s) , ß j là góc dốc của khe nứt, ß s là gốc dốc của mái dốc.
với xét khả năng đá đổ, xét (ß j + ß s)

Để ý ta thấy, thế nằm khe nứt càng bất thuận lợi thì thành phần  (F1 x F2 x F3) có giá trị tuyệt đối càng lớn nhưng có giá trị âm, SMR càng nhỏ so với RMR.


F4  là hệ số điều chỉnh tùy thuộc vào phương pháp đào (dựa vào kinh nghiệm)

Từ SMR, chúng ta có hướng dẫn đào chống. Chi tiết tham khảo tài liệu của  Romana(1985) hoặc Romana(2003)

Tài liệu tham khảo:
Romana, M., 1985, New adjustment ratings for application of Bieniawski classification to
slopes,  International  Symposium  on  the  Role  of  Rock  Mechanics,  Zacatecas,
ISRM, p. 49-53.
Romana,  M.,  Seron,  J.B.,  and  Montalar,  E.,  2003,  SMR  Geomechanics  classification:
Application,  experience  and  validation:  ISRM,  Technology  roadmap  for  rock
mechanics, South African Institute of Mining and Metallurgy. 


No comments:

Post a Comment