welcome to wasabi

Chào mừng các bạn đến với blog WASABI KOBOLD.

blog này được mở với mục đích chia sẻ kiến thức và học hỏi.
Vui nếu bạn quan tâm, mừng nếu bạn góp ý.

Mọi sao chép xin trích dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn!

Thursday, July 23, 2015

Hiện tượng bùng nền

Khi học môn địa chất công trình, cụ thể  là môn địa chất động lực công trình, có một hiện tượng được gọi là bùng nền. Đương nhiên, hiện tượng này gây bất lợi, nguy hiểm và bất lợi cho việc thi công, ổn định công trình, đòi hỏi cần có biện pháp phòng tránh hoặc xử lý. Tuy nhiên, để xử lý thì cần hiểu bản chất cơ chế của hiện tượng. Chỉ nói tới bùng nền thì chưa rõ ràng cơ chế và bản chất được, đương nhiên không có một phương pháp cho việc xử lý. Vậy để xử lý đúng, cần có nhận định đúng đắn về hiện tượng.

Thông thường, dân gian và cả người chuyên môn không sâu thì cứ nhìn thấy nền bị đùn lên là họ vội vàng gọi đó là bùng nền, và họ luôn đúng , Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra cái sự đùn lên đó thì không chỉ duy nhất, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đôi lúc cái nền nó bị bùng có thể do 1, 2 hay nhiều nguyên nhân hợp lại. Có thể kể tới một số nguyên nhân sau:

- Nền bị bùng lên do được giải phóng ứng suất (rebound): xảy ra tại vị trí đào mà trước đó chịu áp lực lớn của địa tầng đất đá, hay vật liệu đắp, hay tải trọng công trình đã đã dỡ đi.
- Nền bị bùng lên do được áp lực dòng thấm vào hố đào: thường xảy ra trong xây dựng, khi đào hố móng công trình trong vùng có địa chất có mực nước nằm cao hơn đáy móng.
- Nền bị bùng lên do tầng nước có áp bên dưới : nền nằm trên tầng cách nước mà dưới đó là tầng chứa nước có áp lực. Thông thường mặt đất tự nhiên không thấy hiện tượng này, nhưng khi đào bớt cái tầng đất đi, sẽ mất đi cân bằng giữa áp lực nước và áp lực đất thì sẽ gây ra bùng nền.
- Nền bị bùng lên do đất đá hai bên hố đào đẩy trồi: Thường xảy ra trong các công trình khai mỏ, hầm lò. Khi áp lực của đất đá ở bờ mỏ, hay hai bên vách công trình ngầm lớn làm đùn đất đá ở chân mái dốc hoặc mặt sàn hầm.
- Nền bị bùng lên do đất đá nền gặp nước hoặc bị ẩm nên trương nở (floor swelling): Hiện tượng này xảy ra khi nền là đất có tính ưa nước, khi nước ngấm vào sẽ xảy ra hiện tượng này.
- Nền bị bùng do đất đá gặp nước bị biến đổi rồi trương nở (chemical heaving): tương tự như trên, đất đá ban đầu bị phong hóa, rồi lại trở nên ưa nước.
- Nền bị bùng lên do đất gặp nước rồi bị đóng băng (Frost swelling): Hiện tượng này kể ra cho có, chứ nó chỉ gặp ở xứ lạnh.
- Nền ở chân mái dốc bị bùng do trượt (toe heave): Hiện tượng này mà xảy ra thì coi như mái dốc hoặc vách hố đào đã tèo (trượt), kết quả là chân mái dốc hay đáy hố đào bị đùn lên.
- Nền bị bùng lên do móng nhà hàng xóm bị ''tèo'' : Tương tự như trên, nền móng khu vực lân cận mà bị mất ổn định trượt sẽ gây ra đùn đất sang bên cạnh.



Như vậy, cùng một hiện tượng mà mắt thấy, nhưng bản chất và nguyên nhân nó khác nhau. Muốn xử lý đúng thì phải nắm đúng bản chất thì mới xử lý được.

No comments:

Post a Comment